NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HÀNG FCL VÀ LCL

Bạn là nhà xuất khẩu và bán hàng theo điều kiện CIF? Bạn là nhà nhập khẩu mua hàng theo điều kiện FOB?… Chắc hẳn mỗi khi vận chuyển hàng hóa qua container đường biển, các bên giao nhận vận tải luôn hỏi hàng của bạn là LCL hay FCL? Vậy chúng là gì và trường hợp nào dùng? Chúng ta sẽ làm rõ ràng bài viết sau đây của Ad nhé.

FCL và LCL là hai thuật ngữ để nói đến các lô hàng vận chuyển bằng container.

FCL là thuật ngữ viết tắt của Full Container Load tức là hàng hóa của bạn được đóng riêng trong 1 container mà không chung với hàng của người khác.

LCL là viết tắt của từ Less than Container Load nói đến lô hàng lẻ, thường được gom từ nhiều chủ hàng khác nhau trong cùng một container.

LCL sẽ giúp bạn duy trì tồn kho ở mức thấp

Nếu bạn không có vốn khi nhập hàng hoặc không có diện tích kho chứa hàng lớn cho cả container, đó là lúc bạn nên nghĩ đến LCL (hàng lẻ). Thay vì phải mua số lượng lớn từ nhà cung cấp, bạn có thể mua thành các lô hàng lẻ và luôn giữ tồn kho ở mức ổn định và có tính chủ động. Nguồn vốn nhập hàng lúc này có thể được lưu chuyển cho các mục đích khác ngắn hạn, tránh đọng vốn tại kho hàng quá nhiều.

FCL và LCL, hàng nào rẻ hơn?

Điều đó đúng, LCL có cước phí đắt hơn FCL và được tính theo giá cước của mỗi khối hàng hoặc trọng lượng hàng. Điều đó vì các công ty giao nhận, hãng tàu muốn vận chuyển nguyên container hơn là phải tính toán làm sao để các lô hàng lẻ có thể xếp vừa trong một container. Thêm vào đó, rất nhiều loại chi phí của hàng lẻ đã  được cố định không kể trong container có nhiều  hay ít hàng.

FCL và LCL, hàng nào vận chuyển nhanh hơn?

Khi lô hàng FCL được đến Cảng đích, chúng sẽ được dỡ xuống khỏi tàu và được giao đến người mua.

Nhưng đối với hàng LCL thì quy trình này phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Người ta phải kiểm đếm hàng lẻ từ các lô hàng khác, các chủ hàng khác nhau, hàng loạt các giấy tờ chỉ cho một container, sau đó sắp xếp để giao cho từng chủ hàng. Mỗi khâu trong quy trình nhận hàng lẻ cũng có thể bị delay vì nguyên nhân nào đó mà ảnh hưởng đến toàn bộ khách hàng có hàng trong container đó. Ví dụ, tại Cảng xếp hàng, hàng hóa phải được nhóm lại và xếp lên container. Tại Cảng đến, rủi ro lớn nhất lại từ bước thông quan nhập khẩu hoặc kiểm hóa. Khi một lô hàng trong container có vấn đề sẽ khiến toàn bộ các hàng hóa còn lại cũng đều bị kiểm tra. Thời gian nhận hàng sẽ bị trì hoãn từ vài ngày cho đến cả tuần. Trong kinh doanh thì thời gian quý hơn tiền bạc. Chỉ cần cùng một mặt hàng đang Hot trên thị trường mà đối thủ của bạn đưa ra thị trường trước bạn thì hàng hóa của bạn nhập về đã bị kém tính cạnh tranh hơn.

LCL làm tăng rủi ro hàng hóa bị hư hỏng

Nếu lô hàng là LCL, bạn không có quyền được chọn chỗ cho hàng hóa của riêng mình. Điều đó có thể gây nguy hiểm trong lúc vận chuyển với một số loại hàng đặc biệt như chất lỏng, hàng nặng, hàng có mùi đặc biệt…Thay vì biết chính xác hàng gì được đặt trong container như FCL thì với LCL bạn sẽ cần thận trọng với các rủi ro chưa biết trước gây nguy hại cho hàng hóa của mình. Thêm vào đó, chính vì không biết chính xác vị trí của hàng hóa trong container nên đôi khi cũng sẽ xảy ra sự nhầm lẫn, thất lạc hàng hóa. Chưa nói đến ai sẽ chịu trách nhiệm nhưng với chủ hàng thì đã không có hàng để bán.

Vậy hy vọng với bài viết này các em sẽ có thêm nhiều kiến thức về vận tải hàng hóa bằng container.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM

—————————————————————————-

CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB)

Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics

Mobile: 0906246584 0986538963

Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Website: https://hanexim.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau

Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Chat với giáo viên